hệ thống giáo dục mỹ

5 CẤP BẬC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỸ

Mỹ luôn được biết đến là một trong những quốc gia có hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu được công nhận trên toàn thế giới, là điểm đến của hàng triệu du học sinh mỗi năm. Vậy, hệ thống giáo dục Mỹ có những điểm gì đặc biệt và khác biệt so với hệ thống giáo dục ở Việt Nam? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của AhaViet để cùng tìm hiểu về những đặc điểm của hệ thống giáo dục này.

1. Cấp bậc học trong giáo dục Mỹ

Hệ thống giáo dục của Mỹ tương tự như hệ thống giáo dục tại Việt Nam với các cấp bậc học cơ bản như Tiểu học, Trung học, Đại học và Sau Đại học. Tuy nhiên, mỗi cấp bậc học trong hai nền giáo dục này lại có những điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm đặc trưng:

1.1 Giáo dục bậc Tiểu học ở Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục Mỹ - Giáo dục bậc Tiểu học

Trẻ em từ 5-6 tuổi ở hầu hết các tiểu bang tại Mỹ được yêu cầu tham gia chương trình Tiểu học quốc gia.

 Thời gian học

bậc Tiểu học tại Mỹ thường kéo dài từ 5-6 năm. Năm đầu tiên, còn gọi là mẫu giáo, bắt đầu vào độ tuổi khoảng 5-6 tuổi. Những năm tiếp theo được đánh số theo bậc học, như lớp 1, lớp 2. Hầu hết học sinh Mỹ hoàn thành bậc Tiểu học khi 11 tuổi.

Chương trình học

Trẻ em ở bậc Tiểu học thường được một giáo viên duy nhất dạy trong một lớp học. Giáo dục Tiểu học tại Mỹ tập trung vào kiến thức cơ bản, giúp các em phát triển kỹ năng viết, toán, đọc và tư duy phản biện. Ngoài ra, chương trình còn chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi thích hợp, giúp các em sẵn sàng cho cuộc sống.

Đánh giá kết quả

Khác với Việt Nam, học sinh bậc Tiểu học ở Mỹ chỉ được đánh giá trình độ học vấn bằng thang điểm từ A đến F từ lớp 3 để so sánh xếp hạng của trường với các trường khác. Ngoài ra, học sinh Tiểu học tại Mỹ không nhận được bằng tốt nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học.

Điểm khác biệt so với giáo dục Việt Nam

Tại Mỹ, chỉ cần một giáo viên dạy tất cả các môn học, trong khi ở Việt Nam, mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách quản lý toàn lớp và dạy các môn chính như Toán, Tiếng Việt, Khoa học. Một số môn chuyên biệt như Tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật sẽ do giáo viên bộ môn riêng phụ trách.

Ngoài ra, học sinh tại Mỹ có thể học tại nhà và không có bằng cấp, trong khi học sinh Việt Nam phải học tại trường và được cấp Bằng hoàn thành chương trình Tiểu học.

1.2 Giáo dục bậc Trung học ở Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục Mỹ - Giáo dục bậc Trung học

Sau khi hoàn thành chương trình bậc Tiểu học, học sinh Mỹ tiếp tục vào bậc Trung học.

Thời gian học

Bậc Trung học tại Mỹ được chia làm hai giai đoạn:

  • Trung học cơ sở (Middle School): từ lớp 6 đến lớp 8.
  • Trung học phổ thông (High School): từ lớp 9 đến lớp 12.

Chương trình học

Ở bậc Trung học, học sinh được tự do lựa chọn các môn học mình thích, bao gồm:

  • Môn bắt buộc (Required Core Classes): Văn học, Toán học, Vật lý, Khoa học,…
  • Môn tự chọn (Elective Courses): Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, Nghệ thuật,…

Học sinh cũng có thể đăng ký học các chương trình lớp nâng cao (Advanced Placement – AP) có chương trình giảng dạy tương đương với các lớp cơ bản của năm nhất Đại học. Khi đạt điểm yêu cầu cho môn AP tương ứng, họ sẽ được giảm số tín chỉ trong chương trình học năm nhất.

Đánh giá kết quả

Các trường đánh giá năng lực học tập của học sinh thông qua thang điểm GPA trên thang điểm 4.0. Điểm được tính bằng tổng điểm trung bình tất cả các môn học chia cho số lớp hoặc số tín chỉ đang học.

Lịch học

Vì học sinh được tự do đăng ký các môn học nên lịch học cũng rất linh hoạt. Các em có thể tự sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với thời gian học của từng môn. Do đó, trừ khi đăng ký hoàn toàn các môn tự chọn giống nhau, nếu không, ngay cả khi cùng chung lớp, các bạn vẫn khó có thể có thời khóa biểu giống nhau hoàn toàn.

Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Tuy có sự tương đồng trong hệ thống giáo dục của hai quốc gia nhưng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt sau:

Yếu tố Mỹ Việt Nam
Thời gian học Bậc THCS: 3 năm Bậc THPT: 4 năm Bậc THCS: 4 năm Bậc THPT: 3 năm
Hình thức học Có thể học tập tại nhà Bắt buộc học tại trường
Nội dung giảng dạy
  • Khuyến khích học sinh tư duy, phát triển cá nhân.
  • Học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình học tập, tự tìm hiểu và nghiên cứu, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn hay giải đáp thắc mắc, khó khăn.
  • Tập trung nhiều vào việc giảng dạy dựa trên sách giáo khoa (bị ảnh hưởng bởi tính chất của một số kỳ thi), nhiều lý thuyết và ít thực hành
  • Học sinh được yêu cầu phải ghi nhớ các khái niệm, cấu trúc trong sách hoặc tài liệu khiến học sinh ít chủ động tương tác với giáo viên trong giờ học.
Khối lượng kiến thức Nhẹ lý thuyết, thiên về phương pháp giảng dạy và học tập thực tế. Lượng kiến thức lớn và mang tính lý thuyết cao.
Hình thức thi xét tuyển Đại học Thi lấy chứng chỉ SAT, AP và xét tuyển vào các trường đại học bình thường nếu đủ điều kiện. Tham gia kỳ thi THPT Quốc gia hoặc xét tuyển thẳng.

1.3. Giáo dục bậc Đại học 

Hệ thống giáo dục Mỹ - Giáo dục bậc Đại học

Sinh viên thường dành khoảng thời gian 4 năm học tập để lấy bằng Cử nhân tại các trường Đại học ở Mỹ.

1 – Các mô hình trường học phổ biến bậc Đại học

Hệ thống giáo dục bậc Đại học của Mỹ hiện nay có 5 mô hình trường học phổ biến. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Mô hình Thời gian học

Lộ trình học

Trường dạy nghề (Vocational/Technical School)

2 – 3 năm

  • Trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định.
  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận giấy chứng nhận hoặc bằng Cao đẳng.

Cao đẳng Cộng đồng (Community College)

2 năm

  • Có thể theo học các lớp tiếng Anh để tập làm quen với những khác biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ.
  • Sau khi hoàn thành chương trình sinh viên có thể lấy bằng Associate of Arts (AA) và chuyển tiếp thẳng lên các trường Đại học.

Đại học Công lập (Public University)

4 năm

  • Đa dạng về ngành học, môi trường học tập thực tế, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến.
  • Các hoạt động ngoại khóa sôi nổi, chương trình du học trao đổi tại các trường đại học đối tác trên thế giới.

Đại học Tư thục (Private University)

4 năm

  • Ngành học chuyên sâu hơn, cơ sở vật chất được trang bị tối tân nhất đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.
  • Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, trao đổi sinh viên.

2 – Top 10 các trường Đại học ở Mỹ tốt nhất thế giới 2024

Mỹ là nơi hội tụ các trường Đại học hàng đầu trên thế giới. Dưới đây là bảng xếp hạng các top 10 trường Đại học ở Mỹ theo QS World University Rankings 2024:

Xếp hạng

Trường Đại học

Xếp hạng toàn cầu

1. Massachusetts Institute of Technology (MIT) 1
2. Harvard University 4
3. Stanford University 5
4. California Institute of Technology (Caltech) 10
5. University of Chicago 11
6. University of Pennsylvania 12
7. Cornell University 13
8. California Institute of Technology 15
9. Yale University 16
10. Princeton University 17

 

Tìm hiểu thêm: Bảng xếp hạng 15 trường đại học TOP đầu nước Mỹ 2024

3 – So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Bạn có thể thấy rõ sự khác nhau trong hệ thống giáo dục bậc Đại học ở Mỹ và Việt Nam thông qua bảng dưới đây:

Yếu tố Mỹ

Việt Nam

Thời gian học

4 năm

4 – 5 năm

Khối lượng kiến thức Lượng kiến thức trung bình, chủ yếu học tập kết hợp với vận dụng thực tế. Lượng kiến thức nặng, có xu hướng thiên hướng về lý thuyết.
Phương thức giảng dạy
  • Sinh viên tự học và được hướng dẫn bởi giáo viên
  • Có website để sinh viên có thể xem lại bài giảng.
  • Sinh viên có thể thay đổi ngành học trong 2 năm mặc dù đã được đăng ký trước khi nhập học.
  • Sinh viên học với giáo viên cố vấn, thường sẽ tự nghiên cứu thêm dựa trên giáo án của giáo viên đưa ra.
  • Sinh viên chỉ được chọn 1 ngành học và theo xuyên suốt trong những năm học. Nếu muốn chuyển ngành, sinh viên phải thi lại hoặc học thêm văn bằng 2.
Các môn học
  • Xâu chuỗi kiến thức từ mức cơ bản đến mức nâng cao.
  • Các môn Địa lý, Lịch sử, Mỹ thuật, Âm nhạc đều được xem trọng như nhau.
  • Các môn học được chia thành môn đại cương và môn chuyên ngành
  • Các môn đại cương sẽ được học trong năm nhất và năm hai, còn các môn chuyên ngành sẽ học vào các năm sau.
Liên kết giữa giảng viên và sinh viên
  • Trao đổi thông tin với nhau rất bình đẳng, tự do, thoải mái.
  • Các giảng viên luôn khuyến khích sinh viên đưa ra các quan điểm cá nhân trong suốt buổi học để có thể dễ dàng đánh giá và định hướng cho mỗi sinh viên.
  • Đòi hỏi sự nghiêm túc trong suốt buổi học, tuy nhiên vẫn có những giảng viên rất dễ gần, cởi mở.
  • Sinh viên dễ bị rơi vào tình trạng mất đi khả năng phản biện, tư duy sáng tạo và chịu áp lực về điểm số và thi cử.

1.4. Giáo dục Thạc sĩ tại Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ - Giáo dục Thạc sĩ tại Mỹ

Thời gian học

Chương trình Thạc sĩ tại Mỹ kéo dài từ 1 đến 2 năm.

Điều kiện học

Để được nhập học chương trình Thạc sĩ tại Mỹ, sinh viên cần tốt nghiệp Đại học và đạt các kỳ thi đầu vào như:

  • Ngành Y: cần chứng chỉ MCAT (Medical College Admission Test).
  • Ngành Luật: cần chứng chỉ LSAT (Law School Admission Test).
  • Ngành Kinh doanh, quản lý hoặc các ngành khác: cần điểm thi GRE (Graduate Record Examination) hoặc GMAT (Graduate Management Admission Test).

Các chương trình học

Chương trình học

Đặc điểm

Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành (MA, MSc, LLM, Med…)
  • Thời gian học: 12 tháng
  • Sinh viên phải lên lớp tham gia thực hiện các bài tập nhóm, viết tiểu luận và luận văn.
  • Sau khi học xong, sinh viên có thể đi làm ngay.
Chương trình Thạc sĩ nghiên cứu (MA, MSc by research, Mres, MPhil)
  • Thời gian học: 2 – 3 năm
  • Sinh viên không bắt buộc phải lên lớp
  • Chỉ cần hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư được chỉ định.
  • Là chương trình dành cho những ai có ý định học lên Tiến sĩ.
Chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA)
  • Được rất nhiều sinh viên lựa chọn, thu hút tất cả các Cử nhân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.
  • Các lớp học MBA được thiết kế để dạy những kĩ năng thực tế, có thể áp dụng ngay tại nơi làm việc.

1.5. Giáo dục Tiến sĩ tại Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ - Giáo dục Tiến sĩ tại Mỹ

Thời gian học

Chương trình Tiến sĩ tại Mỹ kéo dài từ 3 đến 6 năm, tùy thuộc vào chuyên ngành.

Điều kiện học

  • Có bằng Thạc sĩ liên quan.
  • Lập đề cương nghiên cứu, kế hoạch dựa trên nghiên cứu trước đó.
  • Nếu không có bằng Thạc sĩ, cần đạt điểm cao trong 2 năm cuối ở chương trình Cử nhân (có thể nộp sản phẩm nghiên cứu để chứng minh).
  • Đạt điểm GMAT hoặc GRE cao.
  • IELTS từ 6.5 – 7.5, giao tiếp tốt.
  • Thư giới thiệu từ giáo sư.
  • Chứng minh tài chính và chuẩn bị ít nhất 20.000 USD/năm.

Các chương trình học

  • Trong 1,5 – 2 năm đầu, sinh viên phải học một số tín chỉ bắt buộc (coursework). Các lớp này có thể riêng cho nghiên cứu sinh hoặc chung với sinh viên Thạc sĩ.- Cần phải học tất cả các môn tương tự như ở cấp độ Thạc sĩ, nhưng ở mức độ sâu hơn và phải hoàn thành bài thi chất lượng để kiểm tra kiến thức chuyên ngành khi kết thúc giai đoạn.
  • Sau khi vượt qua bài thi, mới có thể tiến vào giai đoạn nghiên cứu và viết luận án

Sự khác biệt giữa hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam

Nội dung Mỹ Việt Nam
Hình thức học Đa số là tập trung Đa số vừa học vừa làm
Học bổng/lương Có học bổng/lương trong suốt quá trình học Chỉ có 1 số ít các trường có chính sách học bổng/lương
Tính lý thuyết/tính thực tiễn Yêu cầu luận án dựa trên các nền tảng lý thuyết cập nhật, phải trích dẫn từ các nghiên cứu mới nhất trong vòng 5 năm Yêu cầu luận án phải có tính thực tiễn và khả năng áp dụng nhiều hơn
Hội đồng chấm luận án Thường từ 5-7 người, trong đó bắt buộc phải có một vài giáo sư đến từ trường khác (thậm chí nước khác) 7 thành viên, trong đó có 2 người ngoài trường
Công bố quốc tế Yêu cầu công bố quốc tế Chỉ khuyến khích, chỉ cần công bố trong nước

2. Khám phá 5 điểm đặc biệt trong hệ thống giáo dục Mỹ

Mỹ đã lâu trở thành điểm đến hàng đầu của học sinh quốc tế trên toàn thế giới. Tại sao Mỹ lại thu hút nhiều học sinh quốc tế đến như vậy? Hãy cùng khám phá 5 điểm nổi bật trong hệ thống giáo dục ở Mỹ nhé!

2.1. Tôn trọng sự tự do và cá nhân

Ở Mỹ, học sinh được quyền tự do chọn học những gì họ yêu thích và tự sắp xếp lịch học phù hợp nhất với họ. Họ có quyền bày tỏ quan điểm cá nhân và được khuyến khích sáng tạo vì điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

2.2. Môi trường giáo dục thân thiện và cởi mở

Mỹ là một đất nước đa văn hóa, người Mỹ rất hiếu khách, thân thiện, cởi mở và ham học hỏi. Những đặc tính này giúp sinh viên học tập và nghiên cứu trong một môi trường thực tế, năng động và chất lượng.

2.3. Chương trình đào tạo chất lượng

Mỹ luôn được đánh giá cao về chất lượng đào tạo và giảng dạy, với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Sinh viên ở đây có cơ hội thử sức trong mọi lĩnh vực.Mỹ cũng là quốc gia có nhiều trường Đại học hàng đầu. 5/10 trường Đại học tốt nhất thế giới nằm ở Mỹ (theo QS World University Rankings 2022), con số này rất ấn tượng.

Phương pháp giáo dục ở Mỹ khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia trải nghiệm thực tế, không tập trung quá nhiều vào lý thuyết. Sự giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên được coi trọng, tự do và thoải mái. Giảng viên luôn khích lệ học sinh, sinh viên thể hiện quan điểm cá nhân để phát triển khả năng phản biện và sáng tạo.

Hệ thống giáo dục Mỹ bắt đầu trang bị cho học sinh từ Tiểu học với kiến thức cơ bản và kỹ năng mềm, giúp họ có nền tảng vững chắc để chuẩn bị cho tương lai học tập.

Mỹ là điểm đến lý tưởng của nhiều du học sinh, vì vậy để du học tại Mỹ, bạn cần đáp ứng các điều kiện cụ thể cho từng cấp độ học vụ tại đây.

Đối với du học Mỹ ở Trung học:

  • Học sinh từ lớp 7 trở lên.
  • GPA trung bình từ 6.5 trở lên.
  • Không yêu cầu chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL, chỉ cần vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh của trường.

Đối với du học Mỹ ở Đại học:

  • Cần ít nhất 2 năm học trung học tại Mỹ để lấy bằng tốt nghiệp THPT.
  • Nếu chưa đủ 2 năm, có thể tham gia chương trình Dự bị để vào Đại học tại Mỹ.Nếu bạn đáp ứng các điều kiện tốt nghiệp THPT ở Mỹ, bạn cần có bằng SAT hoặc tham gia kỳ thi chuẩn hóa AP để được xét tuyển vào các trường đại học tại Mỹ.

Để du học Mỹ sau Đại học, bạn cần:

  • Có bằng cử nhân Đại học tại quốc gia của mình (thường là 3 hoặc 4 năm).
  • GPA toàn khóa học đạt từ 7.0/10 hoặc 3.2/4.0.
  • Đạt điểm IELTS từ 6.0 – 6.5 hoặc TOEFL từ 550.
  • Thư giới thiệu từ giáo sư hoặc người có vị trí cao trong trường.
  • Portfolio, luận văn hoặc kinh nghiệm liên quan nếu học ngành kỹ thuật.
  • Có chứng chỉ GMAT/GRE để có cơ hội nhận học bổng.

Thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống giáo dục Mỹ và chuẩn bị cho việc du học tại đất nước này.

Xem thêm các thông tin thú vị ở Mỹ trên: AhaViet – Rao vặt người Việt ở Mỹ, Hoa Kỳ


Posted

in

by